Hệ thống kiến thức cơ bản Lịch Sử 9 ( Phần 1)

Thương hiệu: Đang cập nhật   |   Tình trạng: Còn hàng
Liên hệ
Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. * Nguyên nhân: - Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận,...
[Xem tiếp]

Gọi ngay : 0961 603 003 để có được giá tốt nhất!

Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

* Nguyên nhân:

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ, tư bản Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

* Chính sách khai thác của Pháp:

- Trong nông nghiệp, Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su, làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.

- Trong công nghiệp, Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Về thương nghiệp, phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.

- Trong giao thông vận tải, đầu tư phát triển thêm đường sá, cầu cống, bến cảng; đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

- Về ngân hàng, ngân hàng Đông Dương nắm độc quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

* So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất về mục đích, quy mô:

- Mục đích: Nếu như cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp tuân theo quy luật chung của chủ nghĩa đế quốc, đó là  biến thuộc địa thành nguồn cung cấp tài nguyên cho nền công nghiệp của mình và đồng thời là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của nền công nghiệp đó; thì cuộc khai thác lần thứ hai chủ yếu để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với nền kinh tế nước Pháp. Tuy nhiên, mục đích chung vẫn giống nhau ở chỗ đều là vơ vét, bóc lột các thuộc địa.

- Quy mô, mức độ:

         Đợt khai thác lần thứ hai có quy mô lớn hơn rất nhiều. Tổng số vốn được đầu tư vào Việt Nam từ 1919 đến 1929 lên đến 8 tỷ FR. Điểm giống nhau là số vốn đầu tư đều chú trọng vào việc khai thác mỏ, đồn điền cao su. Các đồn điền cao su được mở rộng. Diện tích trồng cao su từ 15.000 hecta năm 1924 lên đến 120.000 hecta vào năm 1930. Hoạt động khai thác mỏ cũng phát triển tăng vọt. Vào năm 1923 có 496 mỏ được khai thác thì đến năm 1929 có đến 17.685 mỏ. Đa số các mỏ ấy tập trung ở Bắc Kì.

           Nếu như đợt khai thác lần thứ nhất, Pháp chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm thô, công nghệ chế biến tại chỗ không được chú ý. Chỉ một số rất ít được thành lập như các hãng xay xát lúa tại Nam Kì, một vài hãng dệt ở Bắc Kì thì đợt khai thác lần hai đã mở thêm một số cơ sở chế biến lớn hơn.

         Mạng lưới giao thông vận tải, đường sá lần thứ hai được đầu tư thêm đường sắt nối Đông Dương ở một số đoạn. Còn về cơ bản, cả hai lần khai thác thuộc địa đều giống nhau về chính sách độc quyền thương mại, đánh thuế nặng hàng hóa nhập khẩu... Và đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cạn kiệt, nông nghiệp giẫm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, què quặt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

2. Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục.

- Về chính trị, Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, thâu tóm mọi quyền hành, cấm đoán mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố,...

- Về văn hóa giáo dục, Pháp khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, hạn chế mở trường học,... lợi dụng sách báo để tuyên truyền chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc tư tưởng hòa bình, hợp tác với Pháp...

3. Xã hội Việt Nam phân hóa.

- Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ  và làm tay sai cho Pháp, áp bức bóc lột nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.

- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là một lực lượng của cách mạng.

- Giai cấp nông dân chiếm trên 90 % dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.

- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức và bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,... vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.

 

“35 đề ôn luyện thi vào lớp 10 môn Lịch Sử” (Theo cấu trúc đề minh họa của Sở GD&ĐT Hà Nội) mà Fermat chuẩn bị phát hành trong tháng 3 này. Sách này do nhóm tác giả cuốn Hướng dẫn ôn tập thi vào 10 môn Lịch Sử ( sách được rất nhiều các thầy cô cùng các em học sinh yêu thích và tin dùng) viết lên. 

Bên cạnh đó, Fermat đang phát hành bộ sách Ôn luyện thi vào 10 Toán, Văn, Anh kèm bộ Hướng dẫn ôn tập thi vào 10 Lịch Sử và Tiếng Anh

  • Link xem thử và đặt mua sách: https://bitly.vn/t5m
  • Gọi ngay tới số 0984.208.495 để đăng kí trực tiếp

Fermat hi vọng sẽ giúp cho các bạn có một tài liệu ôn tập, chuẩn bị cho kì thi vào 10 thật tốt

Giao hàng nhanh chóng

Chỉ trong vòng 24h đồng hồ

Sản phẩm chính hãng

Sản phẩm có thương hiệu Fermat

Đổi trả cực kì dễ dàng

Đổi trả nếu sách bị lỗi về hình thức

Mua hàng tiết kiệm

Tiết kiệm hơn từ 10% - 30%

Hotline mua hàng:

0961 603 003
popup

Số lượng:

Tổng tiền: