Bài văn nghị luận xã hội hay về đạo đức

Thương hiệu: Đang cập nhật   |   Tình trạng: Hết hàng
Liên hệ
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Đức Phật: “Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi mọi phẩm chất của con người. Đạo đức không phải là roi vọt dùng để hành hạ, làm nhục,...
[Xem tiếp]

Gọi ngay : 0977 333 961 để có được giá tốt nhất!

Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về lời dạy của Đức Phật: “Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi mọi phẩm chất của con người. Đạo đức không phải là roi vọt dùng để hành hạ, làm nhục, làm khổ người ta”.

1. Mở bài

- Benjamin Franklin từng nói: Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức. Đạo đức là một thước đo quan trọng để đánh giá một con người. Có đạo đức là một điều quý giá. Song không phải ai cũng biết sử dụng đạo đức như thế nào cho có ý nghĩa.

- Nghĩ về đạo đức và cách dùng đạo đức, Đức Phật hàng ngàn năm trước đã có lời dạy: Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi mọi phẩm chất của con người. Đạo đức không phải là roi vọt dùng để hành hạ, làm nhục, làm khổ người ta.

2. Thân bài

a) Giải thích

- Giải thích từ ngữ:

+ Đạo đức là những giá trị chuẩn mực về cư xử, hành động, suy nghĩ, thái độ của con người được cả xã hội công nhận.

+ Ngọn đèn sáng: chỉ sự soi sáng, dẫn lối.

+ Roi vọt: chỉ sự áp đặt, ràng buộc.

- Nội dung câu nói: Câu nói muốn ca ngợi giá trị của đạo đức chân chính, giúp soi tỏ vẻ đẹp tâm hồn con người. Nhưng đạo đức không phải là những khuôn khổ, quy định hà khắc, kiềm tỏa, trói buộc con người khiến con người khổ sở cả về tinh thần và thể xác.

b) Bàn luận

(1) Đạo đức là ngọn đèn sáng chiếu rọi mọi phẩm chất của con người

- Đạo đức là một trong những chuẩn mực để soi sáng phẩm chất tốt và xấu của mỗi con người. Giá trị của một con người đến đâu, con người có vị trí như thế nào trong xã hội, một phần được đo đạc bằng đạo đức mà họ có.

- Đạo đức định hướng cho con người một lối sống có trách nhiệm với chính mình (tu dưỡng bản thân, biết yêu thương chia sẻ với người khác, sống có văn hóa…), với những người xung quanh (đồng cảm, bao dung, vị tha…), với xã hội (đóng góp những giá trị tri thức, tinh thần, vật chất cho xã hội phát triển…). Nhờ có đạo đức, con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của bản thân và cộng đồng.

- Đạo đức chân chính giúp soi tỏ vẻ đẹp tâm hồn con người.

(2) Đạo đức không phải là roi vọt dùng để hành hạ, làm nhục, làm khổ người ta.

- Đạo đức không phải là sự áp đặt, giáo huấn con người, mà chỉ là cơ sở định hướng giúp con người tự nhận thức về chính mình, tự xác định một lối sống đúng đắn, phù hợp. Người có đạo đức nên dùng đạo đức vào việc định hướng, giúp đỡ những người xung quanh chứ không nên áp đặt, phán xét, chỉ trích người khác.

- Lòng vị tha, khoan dung là một phần làm nên đạo đức. Con người không ai hoàn hảo cả, ai cũng có những khiếm khuyết riêng, những điểm yếu riêng. Người có đạo đức không hành hạ, làm nhục, làm khổ người khác, thay vào đó là vị tha, thương yêu ngay cả khi người khác có nhiều lỗi lầm.

- Đạo đức còn có sự linh hoạt, phù hợp trong từng hoàn cảnh, đối tượng cụ thể. Cùng một hành động, trong trường hợp này là phù hợp với đạo đức, nhưng trong trường hợp khác lại là trái với đạo đức. Người xưa có câu ác đúng chỗ là thiện, thiện không đúng chỗ là ác cũng có nghĩa như vậy.

- Nếu đạo đức chỉ là roi vọt thì sẽ kìm hãm tính cá thể, cái tôi cá nhân, kìm hãm tự do cá nhân, dẫn đến kìm hãm sự phát triển của xã hội. Đạo đức phải trở thành phần bổ sung cho con người, định hướng cho con người chứ không phải dập khuôn, áp đặt tất cả mọi người phải có những phẩm chất giống nhau.

(3) Mở rộng, phản đề

- Trong xã hội ngày nay, có không ít kẻ sống thiếu đạo đức, làm những việc xấu đối với những người xung quanh. Báo chí hàng ngày vẫn đưa tin về những tội ác, về những hành động lệch lạc, thậm chí thiếu tâm tính của con người. Cuộc sống của bản thân những kẻ thiếu đạo đức sẽ không thể tốt đẹp. Xã hội đối với những kẻ sống thiếu đạo đức sẽ không thể phát triển.

- Tuy nhiên, không nên lấy cớ, mượn danh đạo đức để trì chiết, chế giễu, phê phán con người, bóp nghẹt cuộc sống của cá nhân trong xã hội. Nên nhớ, đạo đức chân chính luôn mang tính nhân văn thể hiện trong cách hành xử giữa con người với con người.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức: Lời dạy của Phật là bài học ý nghĩa đối với con người ở mọi thời đại. Con người cần nhận thức đúng đắn giá trị vai trò của đạo đức là hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp. Đồng thời cần hiểu rằng rèn luyện cho mình có phẩm chất đạo đức tốt là chưa đủ, quan trọng hơn là phải biết dùng đạo đức đó như thế nào cho có ý nghĩa.

- Hành động:

+ Tuổi trẻ cần hướng đến một lối sống có tri thức, có văn hóa… Đó là biểu hiện của đạo đức.

+ Cần sống có đạo đức, biết sử dụng đạo đức một cách đúng đắn, có ý nghĩa để đi đến một lối sống phù hợp.

3. Kết bài

- Đức hạnh là nền tảng của mọi thứ và chân lí là bản chất của mọi đức hạnh (Mahatma Gandhi). Có đức hạnh và biết sử dụng đức hạnh của mình đúng cách, con người mới thực sự bước vào cánh cửa của Chân , Thiện, Mĩ

Giao hàng nhanh chóng

Sản phẩm chính hãng

Đổi trả cực kì dễ dàng

Mua hàng tiết kiệm

Hotline mua hàng:

0977 333 961
popup

Số lượng:

Tổng tiền: